Beauty Edu

0
0 đánh giá

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VỀ THẨM MỸ THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Để được kinh doanh một cách hợp pháp các dịch vụ liên quan đến thẩm mỹ, doanh nghiệp phải được ... Đọc tiếp
Giảng viên
Admin BeautyEdu
Danh mục
5.555 Học viên đăng ký
  • Mô tả
  • Đánh giá

PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẨM MỸ

Những năm gần đây, không khó để nhận thấy nhu cầu làm đẹp của con người tăng lên rõ rệt, kéo theo đó là sự phát triển không ngừng của những cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ nói chung. Tuy nhiên, có thể thấy các dịch vụ liên quan đến hoạt động thẩm mỹ có thể gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người. Theo quy định của pháp luật hiện hành, kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Để được kinh doanh một cách hợp pháp các dịch vụ liên quan đến thẩm mỹ, doanh nghiệp phải được cấp Giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ; đối với các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ thông thường cần có văn bản thông báo đủ điều kiện gửi về Sở y tế nơi đặt trụ sở để quản lý trước khi hoạt động 10 ngày. Cụ thể, các cá nhân, tổ chức cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây để được cấp Giấy phép phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ:

(i) Điều kiện về cơ sở vật chất

(ii) Điều kiện về trang thiết bị y tế

(iii) Điều kiện về nhân sự

Hiện nay, căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 6, điểm c khoản 7 Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, thẩm mỹ viện có hành vi cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động; hoặc tại địa điểm không được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, ngoài ra hình thức phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng.

Bởi vậy mà các doanh nghiệp muốn kinh doanh các dịch vụ liên quan đến hoạt động thẩm mỹ rất cần đến sự tham gia tư vấn, hỗ trợ của các tổ chức tư vấn pháp lý để được tư vấn một cách cụ thể hơn về các điều kiện được đáp ứng cũng như đại diện doanh nghiệp thực hiện các thủ tục cần thiết tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp Giấy phép hoạt động theo quy định, cũng như đưa ra các giải pháp tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp về mặt pháp lý trong suốt quá trình hoạt động để có thể tránh, giảm thiểu tối đa những rủi ro, tranh chấp có thể gặp phải.